Thứ Tư, 9 tháng 4, 2014

Dịch vụ đổi thông tin thuê bao 'ngoài luồng'

Hơn một năm sau khi Bộ Thông tin & Truyền thông đưa ra quy định quản lý thuê bao di động trả trước, nhu cầu đăng ký, thay đổi thông tin cá nhân để được "chính chủ" đối với sim Viettel di động vẫn còn rất lớn. Theo quy định, người dùng cần trải qua nhiều thủ tục để xác nhận được quyền sở hữu như khai báo các số thường xuyên liên lạc, chi tiết nạp thẻ gần nhất, có thời gian sử dụng sim không dưới một tháng... Trường hợp sang tên phải có sự đồng ý của người chủ hiện tại và đôi bên đến đại lý, chi nhánh để thực hiện việc chuyển đổi, hoặc người hưởng sim phải trình được ủy quyền và chứng minh thư của chủ sim phong thuy. Nhà mạng cũng sẽ gửi tin xác nhận đến khách hàng để thông báo về yêu cầu thực hiện đổi sim.
Tuy nhiên, với nhiều người, những thủ tục này quá rườm rà phiền phức. Bản thân họ cũng bận nhiều việc nên thường có tâm lý ngại đăng ký chính chủ sim. Nắm bắt tâm lý đó, một vài điểm bán sim đã "cung cấp dịch vụ đăng ký và đổi thông tin thuê bao" với chi phí khoảng 100.000 đồng.
Bên ngoài một cửa hàng buôn bán sim thẻ trên đường Giải Phóng treo tấm panô lớn giới thiệu các số thuê bao đẹp thuộc đủ nhà mạng, cùng với sim nam sinh, hay sim khuyến mại có tài khoản lớn. Ngoài ra, cửa hàng còn chào mời dịch vụ cấp lại thẻ sim đã mất, hỏng và đặc biệt là thay đổi thông tin thuê bao trả trước.
Chủ cửa hàng cho biết họ nhận làm dịch vụ đổi thông tin cho thuê bao với giá 100.000 đồng mỗi lượt đối với tất cả các mạng. "Chỉ cần chứng minh thư, thông tin về thuê bao rồi đợi một lúc là xong", chủ địa điểm bán sim nói. Người này không tiết lộ cụ thể làm thế nào mà một cửa hàng bình thường không phải đại lý, chi nhánh mà lại có khả năng cấp sim so dep, đổi thông tin thuê bao: "Thế mới gọi là dịch vụ chứ, phải trả tiền cơ mà".
IMG-0472-1376553033_500x0.jpg
Tấm panô chào mời dịch vụ cấp lại sim và thay đổi thông tin cá nhân của một cửa hàng bán sim ven đường, không phải là đại lý ủy quyền của nhà mạng. Ảnh: Anh Quân
Chủ hàng cam đoan dịch vụ mình làm an toàn và không có gì "bất thường", chỉ "như làm dịch vụ hộ những người không có thời gian ra đại lý, ngại chờ đợi". Người này cũng cho biết cửa hàng đã làm cho một số khách và chưa thấy ai có phàn nàn gì.
Trên một số website, khi có thành viên đăng yêu cầu thay đổi thông tin chủ thuê bao với nhiều lý do khác nhau như được người nhà cho nhưng quên chuyển chủ, nay người đó đi vắng hay mua sim bị cửa hàng kích hoạt từ trước... luôn xuất hiện những người ra giá cho dịch vụ, có thể lên tới 200.000 đồng mỗi lần chuyển, chỉ yêu cầu bản scan chứng minh, số cần đổi thông tin và 5 - 10 liên lạc gần nhất.
Có người còn đăng tin nhận làm dịch vụ đổi sim phong thuy, cấp hoặc thay sim, thay thông tin chủ thuê bao với mức giá thấp nhất là 50.000 đồng, tăng dần phụ thuộc mức "đẹp" của sim. Thủ tục đưa ra cũng khá đơn giản: chỉ cần số điện thoại, chứng minh thư, 10 số hay liên lạc và thêm yêu cầu 5 số cuối sim. Tất cả được gửi qua mail và chuyển khoản để người này thực hiện.
Những người cung cấp dịch vụ kiểu này đều có điểm chung là không yêu cầu thời gian tối thiểu sử dụng thuê bao (thường từ một đến 3 tháng), chi tiết nạp thẻ gần nhất và đều khá lỏng lẻo về các thủ tục cần thiết nếu so với khi đại lý làm. Việc làm dịch vụ và cung cấp rất nhiều nội dung quan trọng cho người khác là kẽ hở để kẻ gian nắm được vô số thông tin cá nhân, dễ dàng sử dụng để bán lại cho những đối tượng chuyên thu gom danh sách địa chỉ hoặc dùng vào việc xấu.
Trao đổi với VnExpress, đại diện các nhà mạng đều khẳng định họ không cấp quyền đổi thông tin chủ sở hữu thuê bao cho những cửa hàng hay bất kỳ cá nhân nào không làm hợp đồng với doanh nghiệp. "Đối với dịch vụ đăng ký thuê bao trả trước, cửa hàng bán sim phong thuy có thể thực hiện nếu đã hợp đồng, còn với việc thay đổi thông tin cá nhân thì phải từ đại lý trở lên mới được cấp quyền", đại diện một nhà mạng lớn khẳng định.
Các doanh nghiệp viễn thông cũng cho hay sẽ kiểm tra và rà soát lại việc đăng ký sim trả trước. Một vị đại diện nhận định: "Có thể người nhà, người thân của các chủ cửa hàng này làm tại đại lý của nhà mạng nên họ làm thêm dịch vụ cho những người không có thời gian đi hoặc trong hoàn cảnh đặc biệt như đang nằm viện, ra nước ngoài...". Trong trường hợp này người làm hộ sẽ hưởng phần chênh lệch so với phí quy định (50.000 đồng khi đổi thông tin, 25.000 đồng để cấp lại thẻ sim).
Hình thức "đăng ký hộ" này xuất hiện khi 2 vụ cướp sim trộm tài khoản ngân hàng diễn ra gần đây đã dấy lên nỗi lo trước nguy cơ mất tiền vì các dịch vụ tài chính tích hợp trên chiếc sim so dep như Internet Banking và Mobile Banking. Giám đốc trung tâm Thương mại điện tử của một doanh nghiệp lớn cho rằng, độ an toàn của loại hình dịch vụ này vẫn cao vì sử dụng nhiều tầng thông tin như tài khoản, mật khẩu cấp riêng (PIN) và mã truy cập dùng một lần (OTP), giải pháp được áp dụng phổ biến trên thế giới.
"Lấy sim cũng chỉ giải quyết được mã OTP chứ không có được thông tin tài khoản hoặc mã PIN để trộm tiền online, trừ phi người dùng để lộ hết tất cả các dữ liệu trên và kẻ gian nắm được", vị giám đốc nhận định. Theo ông, cả 2 trường hợp mất tiền gần đây xảy ra do sơ hở trong giao dịch khi cổng thanh toán chấp nhận tài khoản ngân hàng mà không yêu cầu mã PIN, chỉ cần mã OTP gửi đến sim.
"Việc trộm tài khoản có thể trót lọt nếu nắm được thông tin và thẻ sim nam sinh dù chỉ trong thời gian ngắn nhưng mọi thanh toán điện tử đều lưu vết trên hệ thống nên việc tìm ra thủ phạm là không khó", ông cho biết thêm.
Hồi tháng 7 xảy ra vụ việc kẻ gian làm giả chứng minh thư đến các đại lý nhà mạng yêu cầu thay đổi thông tin thuê bao để cướp sim dùng vào việc trộm tài khoản ngân hàng. Hai nạn nhân là anh Đặng Thanh Hải (TP HCM, mất 30 triệu đồng) và anh Vũ Minh Nhật (Hà Nội, mất gần 75 triệu đồng). Ngày 11/8, Công an tỉnh Thanh Hóa cùng lực lượng C50 bắt tạm giam đối tượng Đinh Xuân Lợi (trú tại Thanh Hóa) để khởi tố điều tra tội sử dụng mạng hoặc thiết bị số thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản. Lợi và đồng phạm đã thực hiện 2 vụ trộm tiền nêu trên.
Anh Quân
nguồn: http://vnexpress.net/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét